Hướng dẫn cách sử dụng máy thở khí dung
Ngày: 20/10/2022

1. Khí dung là gì?

Thông thường, khí dung được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số bệnh đường hô hấp khác. Các chế phẩm thường dùng để khí dung gồm:

Máy thở khí dung là thiết bị chuyển thuốc dạng dung dịch hoặc truyền dịch thành hạt sương nhỏ để đi sâu vào đường hô hấp dưới và lắng đọng ở đó. Máy phù hợp với trẻ nhỏ, người già và bệnh nhân nặng không thể giữ bình xịt và hít sâu đúng kỹ thuật.

Vậy có nên dùng máy thở khí dung thường xuyên không? Không ai phủ nhận việc cải thiện bệnh lý hô hấp từ máy thở khí dung rõ rệt. Nhờ vào máy thở khí dung, nhiều trẻ đã không cần phải dùng thuốc uống, hạn chế được các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, dùng sai cách sử dụng máy thở khí dung có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi (vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm) do thuốc lắng đọng trong phổi.

2. Lưu ý khi sử dụng máy thở khí dung

Khi sử dụng máy thở khí dung cần lưu ý:

Riêng đối với trẻ nhỏ cần lưu ý những điều như sau:

Trong quá trình sử dụng máy thở khí dung cho trẻ em có thể gặp tình trạng trẻ không hợp tác dễ làm bay hơi thuốc, không nhận đủ liều thuốc như chỉ định. Điều này gây cản trở trong việc điều trị bệnh cho trẻ. Chính vì thế, khi sử dụng máy khí dung cho trẻ, các phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

Giữ đúng khoảng cách:

Chọn thời điểm thích hợp

Lựa chọn môi trường yên tĩnh:

Lựa chọn máy thở khí dung có kích thước phù hợp:

Dùng đủ liều lượng thuốc theo chỉ định:

Vệ sinh sạch sẽ máy khí dung:

Máy khí dung được dùng trực tiếp trong quá trình xông mũi - họng cho trẻ với công dụng chính là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp. Do đó, trước và sau mỗi lần sử dụng, nên vệ sinh thật kỹ để loại trừ toàn bộ vi khuẩn bám trên máy. Nếu máy đã được dùng trong một thời gian dài nên được thay phần lọc không khí để đảm bảo không bị ẩm mốc từ bên trong. Khuyến khích phụ huynh chỉ sử dụng một dây và một mặt nạ cho mỗi trẻ để đảm bảo về mặt vệ sinh cũng như phù hợp với kích cỡ khuôn mặt.

Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách dùng và công dụng của máy khí dung trong việc hỗ trợ các bệnh lý hô hấp cho trẻ. Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng máy thở khí dung cho trẻ để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất và ngăn chặn các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.

3. Cách sử dụng máy thở khí dung

Bước 1: Đặt máy thở khí dung lên bề mặt vững và phẳng. Lắp ráp các bộ phận và nối máy với nguồn điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ rồi dùng ống sạch lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc.

Bước 3: Đậy nắp cốc thuốc. Sau đó, phần trên của cốc thuốc gắn với mặt nạ hoặc ống thở miệng. Phần dưới của cốc cùng ống dẫn khí gắn với máy nén khí. Sau khi gắn đúng quy trình các bước trên, hãy bật máy thở khí dung để kiểm tra xem sương có phun ra không.

Bước 4: Người bệnh ngồi thẳng để phổi được giãn để cho kết quả điều trị tốt. Trường hợp người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa mặt. Trẻ đủ lớn khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường.Trẻ nhỏ bế ở tư thế ngồi thẳng rồi yêu cầu người bệnh thở sâu và chậm qua miệng để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.

Bước 5: Dùng máy thở khí dung tối đa từ 5 - 15 phút. Trong khi khí dung, thuốc có thể bám vào thành cốc đựng thuốc, gõ hoặc lắc nhẹ cốc cho các giọt này rơi xuống. Khi không còn thấy sương phun ra nữa và máy phát ra âm thanh phù phù thì tắt máy.

Bên cạnh việc dùng máy thở khí dung, những người có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bộ phận hô hấp; không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá; thường xuyên vệ sinh răng miệng; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,...

Trụ sở chính
yculeloi@gmail.com